Liên minh 5 doanh nghiệp nguồn mở Việt mới đây đã công bố các giải pháp hỗ trợ họp online trên nền Jitsi khá toàn diện và linh hoạt; từ tư vấn, thiết kế theo nhu cầu, triển khai trên hạ tầng sẵn có của khách hàng đến cung cấp cả gói hạ tầng riêng, bảo trì, hỗ trợ vận hành, tích hợp hệ thống. Chi phí các gói giải pháp dành cho tổ chức, doanh nghiệp ước tính từ 349 triệu đồng cho một lần triển khai và bảo trì, cập nhật nâng cấp phiên bản, hỗ trợ kỹ thuật trong 1 năm đầu tiên. Các năm sau chỉ phát sinh chi phí dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật nếu cần, không có chi phí bản quyền phần mềm.
Việc họp trực tuyến qua video đòi hỏi băng thông lớn. Lưu lượng đường truyền Internet ra quốc tế của Việt Nam còn giới hạn và thường xuyên gặp phải các sự cố cáp quang biển. Các dịch vụ nước ngoài có thể đặt hạ tầng máy chủ ở nhiều nơi trên thế giới, do đó việc sử dụng dịch vụ sẽ mất chủ động về định tuyến, dẫn tới thiếu ổn định trong cung cấp dịch vụ.
Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp ICT trong nước hoàn toàn có thể hóa giải bài toán trên bằng cách cung cấp giải pháp triển khai trên máy chủ đặt tại cơ quan, tổ chức và đặt tại ISP trong nước, không phụ thuộc đường truyền quốc tế. Từ đó có thể loại bỏ rủi ro đứt cáp quang biển, tăng cường an ninh và đảm bảo hiệu năng.
Về chất lượng hình ảnh, bộ định tuyến VideoBridge của Jitsi được phát triển theo công nghệ SFU với mô-đun Jicofo được cải tiến, giúp lựa chọn chất lượng hình ảnh từ một đầu cuối theo mức độ ưu tiên một cách thông minh hơn.
Công nghệ SFU truyền hình ảnh trực tiếp giữa các máy đầu cuối, không đòi hỏi máy chủ cấu hình cao, trong khi vẫn đảm bảo được chất lượng hình ảnh khi họp với số lượng lớn. Phía đầu cuối, Jitsi sử dụng WebRTC hỗ trợ những công nghệ nén hình ảnh tiên tiến VP8 hoặc H.264 và sẵn sàng hỗ trợ công nghệ mới nhất VP9, đảm bảo chất lượng hình ảnh trong nhiều điều kiện tốc độ kết nối đa dạng.
Ngoài ra, trong lựa chọn nâng cao, tổ chức, doanh nghiệp có thể tích hợp với các hệ thống họp online có sẵn khác như Polycom, CISCO, Granstream, Yealink, tổng đài CCALL Cloud, SIP, chữ ký số và các hệ thống nghiệp vụ (dịch vụ công, một cửa điện tử, điều hành tác nghiệp)...
Nền tảng Jitsi được ứng dụng rộng rãi
" alt=""/>Họp online bằng giải pháp Jitsi nội địa để tránh lệ thuộc dịch vụ nước ngoàiQuýt: Khi mùa quýt sắp hết, người TQ thường tích trữ loại quảnày bởi quan niệm nó sẽ mang lại may mắn và giàu có. Phát âm của từ "quýt" gầngiống từ "vàng" hoặc "may mắn".
Khay đoàn viên: Theo phong tục, vào dịp này các gia đình, bạnbè thường đến viếng thăm nhau. Khay đoàn viên thường có 8 ngăn tượng trưng chosố may mắn, gồm các loại snack, quả hạt sấy khô như hạt dưa (tăng trưởng và sứckhỏe), dừa khô (tình bạn và đoàn viên), hạt sen (sinh sôi), long nhãn (có quýtử)...
Mỳ dài:Họ tin mỳ dài mang lại sự trường thọ.
Nian Gao: Loại bánh ngọt tráng miệng làm bằng bột mỳ, gầngiống với phát âm "mỗi năm một cao hơn".
Bưởi: Theo tiếng Quảng Đông, từ "bưởi" gần giống như là "luônthịnh vượng".
Cá nguyên con: Tượng trưng cho sự khởi đầu và kết thúcviên mãn, tốt đẹp. Nó còn là biểu tượng của dư dả, giàu có nhờ phát âm tươngđông với từ "dư dả".
Jiaozi (há cảo): Đây là món ăn truyền thống không thể thiếutrong năm mới. Nó được cho là mang lại sự giàu có, thường ăn vào đêm giao thừa. Ai ăn được chiếc bánh có đồng xu bên trong sẽ may mắn giàu, có cả năm.
Hàu: Tiếng Quảng Đông từ hàu gần giống như kinh doanh phátđạt.
Thịt viên đầu sư tử:Viên thịt lớn bọc trong lá bắp cải,giống như hình đầu sư tử hấp lên. Nó tượng trưng cho quyền lực, sức mạnh và giađình đoàn viên.
Rau diếp cuốn:Cũng theo tiếng Quảng Đông, từ rau diếp giốngnhư là tài sản gia tăng. Các món cuộn rau diếp thường rất được ưa chuộng trongdịp năm mới.
Thái An(Theo huffingtonpost)
Thực phẩm nên - không nên ăn ngày lạnh" alt=""/>Năm mới ăn gì để giàu có